Chú thích Phong_trào_Minh_Tân

  1. Theo Sơn Nam, Miền Nam đầu thế kỷ 20 - Thiên Địa hội và Cuộc Minh Tân, tr. 173.
  2. Trần Văn Giàu, Lược sử Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 264.
  3. Sơn Nam, sách đã dẫn, tr. 179.
  4. Trần Văn Giàu, sách đã dẫn, tr. 263.
  5. Ông Chiếu được giác ngộ là nhờ sự cảm hóa của người bạn chí thân là Bùi Chí Nhuận (tài liệu Pháp chép sai là Nhâm). Ông Nhuận là người ở Nhật Tảo (Tân An, Long An) và là cậu ruột của nhân sĩ Trương Gia Kỳ Sanh (ghi chú của Sơn Nam, sách đã dẫn, tr. 177).
  6. Xem chi tiết ở trang Trần Chánh Chiếu.
  7. Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, tr. 855.
  8. Nguyên câu là: "Ðại học chi đạo, tại minh minh đức. tại tân dân tại chí ư chí thiện". Dịch nghĩa: Mục đích của sự học rộng cốt là để làm sáng cái Đức sáng của mình, khiến cho người ta tự đổi mới, khiến cho người ta dừng ở chỗ chí thiện.
  9. Sơn Nam, sách đã dẫn, tr. 178-179.
  10. Đại cương lịch sử Việt Nam (Tập 2), tr. 156.
  11. Xem chi tiết trong sách Miền Nam đầu thế kỷ 20 - Thiên Địa hội và Cuộc Minh Tân của Sơn Nam.
  12. Theo Sơn Nam (sách đã dẫn, tr. 221-222). Thông tin thêm: Tháng 10 năm 1908, Trần Chánh Chiếu bị bắt, thì tờ báo bị rút giấy phép. Sau đó, báo được phép phát hành lại nhưng không còn giữ được màu sắc như lúc đầu. Tháng 10 năm 1921, Lục tỉnh tân văn hợp nhất với Nam trung nhật báo (nhưng vẫn giữ tên Lục tỉnh tân văn) do Nguyễn Văn Của làm giám đốc, Lê Hoàng Mưu làm chủ bút, chuyển thành báo ngày, đến tháng 12 năm 1944 thì đình bản. Xu hướng chính trị của Lục tỉnh tân văn ở giai đoạn hậu kỳ chủ yếu phục vụ chính sách của chủ nghĩa thực dân Pháp.
  13. Trần Văn Giàu, Lược sử Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 264.
  14. Theo Sơn Nam, sách đã dẫn, tr. 177.
  15. Theo lời bà Trần Thị Xuyến, con gái của ông Chiếu (ghi chú của Sơn Nam, tr. 178).
  16. Ý kiến của Sơn Nam (sách đã dẫn, tr. 214).
  17. Trần Văn Giàu, sách đã dẫn, tr. 264.
  18. Sơn Nam, sách đã dẫn, tr. 173.
  19. Sau khi ông Chiếu bị bắt giam, thì một số quan lại cũng bị bãi chức vì tội liên can, như: Nguyễn Háo Văn (thư ký hạng nhất, cha nhà văn Nguyễn Háo Vĩnh), Tri phủ Nguyễn Công Luận ở Sa Đéc, Tri phủ Huỳnh Công Bền ở Cai Lậy, Tri huyện Phạm Văn Bảy ở chợ Mỹ Tho... (theo Sơn Nam - Lịch sử khẩn hoang miền Nam - Cuộc tranh đấu của trí thức Cần Thơ, tr. 276- 277).
  20. Sơn Nam, Miền Nam đầu thế kỷ 20-Thiên Địa hội và Cuộc Minh Tân (tr. 219) và Lịch sử khẩn hoang miền Nam - Cuộc tranh đấu của trí thức Cần Thơ, tr. 276- 277.